Ở mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều có những đặc điểm tâm lý riêng biệt. Khi hiểu rõ được những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non, giáo viên và ba mẹ sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, giao tiếp, định hướng và giúp trẻ phát triển đúng với từng giai đoạn. Ngoài ra còn giúp con phát hiện kịp thời các dấu hiệu của bệnh tâm lý như rối loạn cảm xúc, tự kỉ….

Vậy đặc điểm tâm lý trẻ mầm non có những điều gì cần lưu ý?
Trẻ bắt đầu tự lập
Trẻ thích được thể hiện cái tôi cá nhân của mình, thích tự mình làm những việc như mặc quần áo, đánh răng, rửa tay, tự ăn, sắp xếp đồ chơi, đi vệ sinh… Chính vì vậy, các giáo viên nên để trẻ tự làm những việc trong khả năng của mình và khuyến khích các em giúp đỡ gia đình với những việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.
Trẻ thích được yêu thương
Các em bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên đặc điểm tâm lý trẻ mầm non trong giai đoạn này là sợ hãi và cần sự yêu thương của gia đình, giáo viên và mọi người xung quanh. Đối với những trẻ này, người lớn cần tránh “gắn mác” trẻ với những từ như “nhút nhát” mà nên động viên, ai ủi trẻ, khi trẻ mắc sai lầm thì giáo viên cũng nên nhẹ nhàng phân tích để cho trẻ hiểu, tự nhận ra vấn đề của mình.
Trẻ tò mò khám phá thế giới xung quanh
Nhận thức của trẻ được hình thành nên trẻ bắt đầu quan sát và khám phá các vật xung quanh mình bằng cả 5 giác quan. Trẻ thích các trò chơi như nghịch nước, ném bóng, đồ chơi, nếm thử mùi vị của đồ ăn… Ở giai đoạn này, các học cụ cần đảm bảo an toàn, phong phú, đảm bảo những trải nghiệm luôn mới mẻ đối với trẻ.
Trẻ bắt đầu giao tiếp và học theo
Giao tiếp là một trong những đặc điểm tâm lý trẻ mầm non. Ở độ tuổi này, trẻ bắt đầu hình thành khả năng giao tiếp và hào hứng với việc giao tiếp với mọi người. Trẻ sẽ quan sát những gì đang diễn ra xung quanh, cha mẹ, người thân và giáo viên để học theo. Ở giai đoạn này, ngoài việc đảm bảo ngôn từ giao tiếp chuẩn mực, nội dung giáo dục cần cung cấp vốn từ phong phú, gần gũi với trẻ, tiếp cận tự nhiên qua các câu chuyện phù hợp độ tuổi mầm non.
Trẻ bắt đầu hình thành ý thức cá nhân
Tuy còn nhỏ nhưng ở giai đoạn mầm non, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân của mình. Trẻ có thể tự đưa ra nhận xét khi xem một bộ phim hay nghe một bản nhạc hay. Ngoài ra, trẻ cũng rất chú ý đến những lời nhận xét của người khác dành cho mình. Đây là “giai đoạn vàng” phát triển các kỹ năng về cảm xúc và xã hội cho trẻ.
Với đặc điểm tâm lý trẻ như vậy, giáo viên và cha mẹ nên quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình hình thành ý thức, tránh cổ xúy cho những hành động sai hoặc chưa đúng của trẻ, tránh khen, chê, trách phạt trẻ trước mặt người khác để tránh làm trẻ thấy tự ti hoặc tự mãn về bản thân.
Về mặt tâm lý xã hội.
- Phát triển ngôn ngữ và hiểu biết bản thân
- Suy nghĩ về những điều kỳ diệu, xa thực tế
- Học luật xã hội
- Tìm hiểu cái gì thật và cái gì tưởng tượng (vd trò chơi tưởng tượng, ác mộng)
- Nghĩ về” bây giờ và ở đây” hơn là tương lai
- Đặt nhiều câu hỏi
- Bắt đầu hiểu hậu quả của việc làm/cảm xúc và phân biệt đúng/sai
- Bắt đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo và tập đếm số
- Bắt đầu quan hệ với bạn bè và thầy cô.
Về mặt thể chất.
- Kỹ năng tự lập (mặc quần áo,ăn uống, vệ sinh)
- Có nhiều năng lượng
Những điều cần quan tâm
- Không tự lập được có thể dẫn đến mặc cảm tội lỗi và sợ thử những công việc mới
- Có khuynh hướng lệ thuộc vào người lớn quá đáng
- Có thể khó quan hệ với người khác sau này trong cuộc sống
- Khó có khả năng ứng xử và quyết định
Vai trò của người chăm sóc
- Cho phép trẻ có kinh nghiệm và đồng thời cho giới hạn
- Trả lời trung thực các câu hỏi của trẻ
- Khen ngợi khi trẻ hoàn thành công việc
- Không la mắng hoặc đánh đập khi trẻ thất bại một số công việc, giúp trẻ học cách làm tốt hơn hoặc khác hơn
- Động viên sự sáng tạo
- Động viên trẻ nói về cảm xúc (vd chia sẻ cảm xúc của cha mẹ, quan sát trẻ và thử diễn giải cảm xúc của trẻ)
Các phương pháp để nắm được tâm lý của trẻ
Cách phương pháp này giúp bố mẹ có thể lấy được thông tin từ bé. Từ đó hiểu con cần gì hay sợ gì và thích làm gì. Để có phương pháp hỗ trợ con tốt nhất nhé

Phương Pháp quan sát
Phương pháp này giúp đánh giá tổng quan các hành động của trẻ. Các hành động bình thường và những hành động bất thường. Đánh giá khả năng hành động có nguy hại hay không để kịp thời ngăn cả bé. Bố mẹ có thể ghi chép các hành vi của trẻ nếu trẻ thường xuất hiện các hành vi bất thường. Từ đó theo dõi tâm lý của trẻ. Phương pháp này khiến bé thoải mái vì bố mẹ quan sát trong cuộc sống thực tế hàng ngày.
Đánh giá qua sản phẩm hoạt động của trẻ
Phương pháp này giúp bố mẹ biết được tâm lý của trẻ tồn động trong sản phẩm hoạt động của trẻ. Ví dụ như xem sản phẩm tranh vẽ, đất nặn, hay mô hình lắp ghép của bé từ đó bố mẹ sẽ nhận thấy tri giác, khả năng sáng tạo, tâm lý của con, năng lực của con.
Phương Pháp đàm thoại
Với phương pháp này bố mẹ cần tìm hiểu trước vấn đề cần hỏi. Qua đó đặt cho con những câu hỏi và dựa trên câu trả lời của con để đánh giá. Các câu hỏi phải dễ hiểu, hấp dẫn với bé.

Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp này là một hình thức trắc nghiệm đặt biệt bao gồm các bài tập ngắn. Các bài tập được tiêu chuẩn hoá nhằm xác định mức độ phát triển của các quá trình tâm lý khác nhau của trẻ. Có thể thực hiện đơn giản hoá như trò chơi xây dựng, lắp ghép, ghép tranh….
Mầm non Đông Dương xin chia sẻ đến quí phụ huynh những kiến thức về tâm lý của trẻ nhỏ. Qua đó cũng mong sự quan tâm về mặt tâm lý của cha mẹ cho trẻ. Tâm lý có sức ảnh hưởng to lớn tới việc hình thành nhân cách sống và tương lai của bé. Hiện nay các bệnh về tâm lý càng phổ biến một phần do trẻ bị tổn thương tâm lý thời thơ ấu. Mong quí cha mẹ hiểu về con hơn và cho con sự phát triển tốt nhất.
Bài viết có tham khảo tài liệu từ: http://thuvienso.tgu.edu.vn/tvs/doc/giao-trinh-tam-ly-hoc-tre-em-lua-tuoi-mam-non-220010.html