Để tìm hiều sâu hơn về các hình thái của bệnh suy dinh dưỡng. Mầm non Đông Dương xin chia sẻ kiến thức về các loại suy dinh dưỡng các nhóm biểu hiện nhận biết. Từ đó phụ huynh theo dõi con mình để phát hiện và điều trị kịp thời.
Các loại suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng bào thai
Nếu trẻ sinh đủ tháng có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g có thể là hệ quả của tình trạng suy dinh dưỡng bào thai.
Bên cạnh đó, trẻ suy dinh dưỡng bào thai còn có thêm các dấu hiệu sau:
Cuống rốn teo đét và có màu vàng.
Rất dễ hạ đường huyết gây nên hiện tượng co giật và rối loạn nhịp thở.
Hạ canxi máu gây co giật và các cơn ngừng thở.
Trẻ rất dễ hạ thân nhiệt
Trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng bào thai có nguy cơ tử vong cao. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng bào thai còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tim mạch và di chứng thần kinh đe dọa sức khỏe của trẻ về sau này.

Suy dinh dưỡng thấp còi
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiều cao của trẻ sơ sinh khỏe mạnh khoảng 50cm. Trong 3 tháng đầu, trẻ tăng thêm khoảng 3cm/tháng và tăng 2cm ở các tháng tiếp theo. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất của suy dinh dưỡng thấp còi chính là tình trạng chậm tăng trưởng chiều cao, lúc này trẻ chỉ đạt được 90% theo mức tiêu chuẩn.
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là khi cân nặng của trẻ thấp hơn cân nặng tiêu chuẩn của WHO theo độ tuổi từ 90% trở xuống.
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ được chia thành 3 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Trọng lượng của trẻ chỉ đạt 90% so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của mình.
Cấp độ 2: Trọng lượng của trẻ chỉ đạt 75% so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của mình.
Cấp độ 3: Trọng lượng của trẻ chỉ đạt 60% so với cân nặng chuẩn ở độ tuổi của mình.
Trẻ suy dinh dưỡng thiếu cân thường có dấu hiệu: biếng ăn hoặc ăn ít, cơ thể khó hấp thu các chất dinh dưỡng, khó tăng cân…
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân có thể kể đến như: trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, sữa mẹ không đủ dưỡng chất, trẻ ăn bổ sung quá sớm, trẻ bị thiếu vi chất, chế độ ăn thiếu khoa học, sức đề kháng kém; trẻ hay bị ốm nên dẫn đến tình trạng chán ăn, ăn không đủ chất…

Suy dinh dưỡng gầy còm
Trong trường hợp cân nặng của trẻ chỉ đạt 60% so với mức cân nặng tiêu chuẩn của WHO và đi kèm những triệu chứng sau: trẻ biếng ăn, khuôn mặt xanh xao, thở khó khăn, rối loạn tiêu hóa thường xuyên. Đặc biệt, trẻ có làn da nhăn nheo, vẻ ngoài “già nua” hơn so với tuổi thật của mình và nhiệt độ cơ thể thường giảm bất thường thì khả năng trẻ đã rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng gầy còm là rất cao.
Suy dinh dưỡng thể teo đét
Lúc này trẻ đang bị “đói thật sự” với tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở mức báo động. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét là cơ thể gầy khô, hốc hác khi đã mất hết lớp mỡ dưới da ở toàn thân, chỉ còn da bọc xương và da nhăn nheo như người già. Trẻ suy dinh dưỡng thể teo đét rất dễ nhiễm bệnh, hay quấy khóc và thường xuyên rối loạn tiêu hóa.
Suy dinh dưỡng thể phù
Đây là tình trạng suy dinh dưỡng khiến cơ thể trở nên “mũm mĩm” và “tròn trịa hơn”, điều này đã khiến nhiều bố mẹ nhầm tưởng con mình đang rất khỏe mạnh. Khởi đầu từ mí mắt, mặt và hai chi dưới, sau đó sẽ phù toàn thân kèm theo tràn dịch màng bụng, màng phổi…
Đặc điểm ở trẻ suy dinh dưỡng thể phù là sưng toàn thân, da trắng bệch, cơ mềm, cân nặng chỉ đạt khoảng 60-80% so với tiêu chuẩn, tóc thưa mềm, dễ gãy, bụng chướng to…Trên da xuất hiện những đốm nhỏ đỏ li ti khắp cơ thể, dần bị đổi màu và bong tróc, rỉ nước, dễ dàng bị nhiễm trùng và lở loét.

Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
Đây là suy dinh dưỡng thể phù do được điều trị, khi trẻ hết phù sẽ trở thành teo đét nhưng gan vẫn còn to do thoái hóa mỡ và chưa được phục hồi hoàn toàn. Ở giai đoạn này, trẻ chỉ đạt 60% mức cân nặng tiêu chuẩn, tuy bị teo cơ nhưng có thể có biểu hiện phù, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, bụng bị phình to. Hoặc trẻ suy dinh dưỡng teo đét, da bọc xương nhưng lại kèm rối loạn sắc tố da.
Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 54% số trường hợp tử vong của trẻ ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) có liên quan đến suy dinh dưỡng mức độ vừa và nhẹ.
Theo PGS.TS.BS Lê Bạch Mai, nếu trẻ mắc bệnh suy dinh dưỡng mà không có giải pháp can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải gánh chịu hàng loạt vấn đề như: không thể phát triển tầm vóc, dễ mắc bệnh, chậm phát triển trí não, ngôn ngữ, giao tiếp kém hơn và việc học tập cũng trở nên khó khăn hơn.
Để biết các nguyên nhân và hướng điều trị suy dinh dưỡng cho bé mời xem bài viết:https://tiss.edu.vn/nguyen-nhan-suy-dinh-duong-o-tre-em.html
Để bé có thể phát triển tốt nhất cao khoẻ nhất. Quý cha mẹ cần thường xuyên theo dõi tù chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé. Có thể vì một số nguyên nhân chủ quan mà bố mẹ bỏ mặt con mình để đến một ngày nhận ra con mình đang suy dinh dưỡng nặng rồi chèn ép các con ăn uống thật nhiều. Điều đó có hại đối với hệ tiêu hoá cũng như tâm lý của trẻ. Mầm non Đông Dương Thủ Đức mong quý phụ huynh quan tâm tìm hiểu kiến thức nhiều hơn để chăm sóc bé thật tốt.
” Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây vì lợi ích trăm năm phải trồng người” .
Người khoẻ mạnh mới làm được nhân tài cho đất nước. Có sức khoẻ mới cống hiến làm việc được. Hãy quan tâm con từ ngay lúc này bạn nhá!!!