Mục tiêu giáo dục

Áp dụng hiệu quả Chương trình đào tạo dành cho trẻ từ 4-5 tuổi dựa theo định hướng của Chương trình khung chuẩn Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam, Mầm non Đông Dương luôn nỗ lực giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 mục tiêu lớn: 

  • Phát triển thể chất
  • Phát triển nhận thức
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Phát triển tình cảm, khả năng xã hội
  • Phát triển thẫm mĩ
Mầm non Đông Dương
Mầm non Đông Dương

Chế độ sinh hoạt chung

Phân bổ thời gian trong chế độ sinh hoạt chung được đặc biệt chú trọng để đảm bảo sự phát triển tối ưu về thể chất, tinh thần, chiều cao, cân nặng của trẻ. Tại Mầm non Đông Dương, chế độ sinh hoạt chung được nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam sự tư vấn phát triển  của các chuyên gia giáo dục. 

THỜI GIANÁP DỤNG TỪ THỨ 2 ĐẾN THỨ 6
6h30-7h30Đón trẻ – Thể dục sáng – Điểm danh
7h30-8h10Ăn sáng – Uống sữa
8h10-8h50HOẠT ĐỘNG HỌC( Nhóm 1)Hoạt động ngoài trời( Nhóm 2)
8h50-9h30HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI( Nhóm 1)Hoạt động học( nhóm 2)
9h30-10h30HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
10h30-10h40Thu dọn góc chơi
10h40-12h00VỆ SINH –ĂN TRƯA
12h00-14h00NGỦ TRƯA
14h00-15h00Vệ sinh – ăn xế
15h00-16h00HOẠT ĐỘNG CHIẾU
16h00-17h00TRẢ TRẺ

Giáo dục phát triển thể chất

Phát triển vận động

Độ tuổi từ 4-5 tuổi, trẻ bắt đầu thành thạo hơn trong việc kiểm soát cơ thể để có thể thực hiện những bài tập vận động đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn như đứng lên ngồi xuống, ngồm xổm, đi, chạy, cúi người ra trước, ngửa người ra sau…kết hợp với hít thở để phát triển hô hấp. Trong giai đoạn này, trẻ được khuyến khích tham gia các trò chơi vận động như leo trèo nhằm phát triển các khả năng phản xạ, kết hợp tay chân và sức bền.

Phát triển dinh dưỡng và sức khoẻ

Trẻ học về tháp dinh dưỡng, các nhóm thức ăn tốt cho sức khoẻ và được khuyến khích ăn rau, trái cây mỗi ngày để đảm bảo hệ tiêu hoá và sự phát triển chiều cao. Tại lớp, trẻ thực hành thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân như chải răng, rửa mặt và tự thay quần áo. Trước các bữa ăn, học sinh cũng được dạy rửa tay thật sạch để bảo vệ mình khỏi các vi khuẩn có hại. Ngoài ra, trong các tiết học, giáo viên cũng hướng dẫn học sinh lựa chọn trang phục phù hợp với thời tiết, tình trạng sức khoẻ để xử lý và phòng tránh các bệnh thường gặp.

Giáo dục phát triển nhận thức

1. Khám phá khoa học

Ở cấp độ cao hơn, học sinh học cách so sánh công dụng giữa hai đồ vật trở lên, phân biệt và biết cách sử dụng thông qua từng đặc điểm nhỏ trên các đồ vật thường dùng trong gia đình. Các em cũng được học về các phương tiện giao thông theo một góc nhìn khác có sự so sánh dựa vào các dấu hiệu theo sự hướng dẫn của giáo viên. Trong các bài học về thiên nhiên và môi trường, học sinh hiểu được lợi và hại của cây xanh, hoa lá, các con vật đối với con người và cách chăm sóc chúng. Sự khác nhau giữa ngày và đêm, các đặc điểm hình thành nên gió, nước và các hiện tượng tự nhiên cũng được diễn giải và truyền tải thông qua các bài học sinh động ở lớp và những hình ảnh lôi cuốn, nhiều màu sắc.

2. Làm quen với các khái niệm sơ đẳng về Toán

Tập đếm là một trong những hoạt động mỗi ngày nhằm giúp học sinh làm quen với khái niệm sơ đẳng về Toán, đồng thời trong giai đoạn này, các em tối thiểu có thể phân biệt được mặt các chữ số và số thứ tự từ 1-5. Các bài học về đo lường chiều dài, thể tích cũng được đưa vào bài học theo cách dễ hiểu nhất, toán học hình học cũng được áp dụng trong các bài học về cắt dán, thủ công.

3. Khám phá xã hội

4-5 tuổi là giai đoạn thích hợp để trẻ bắt đầu học tập những kĩ năng tự lập cần thiết để ứng xử và tự giải quyết vấn đề của mình. Chính vì vậy, trẻ được học giới thiệu về bản thân, gia đình, người thân, địa chỉ nhà và số điện thoại của người thân đồng thời được thực hành cách xử lý khi đi lạc, gặp hoả hoạn và cảnh giác với người lạ. Ở trường, học sinh cũng được tham gia các trò chơi đóng vai để tiếp xúc với công việc và các nghề nghiệp khác nhau trong xã hội như kĩ sư, lính cứu hoả, bác sĩ, nông dân…

Giáo dục phát triển ngôn ngữ

Giai đoạn vàng của sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ mầm non được phát huy hết tiềm năng nhờ vào các tiết học phát âm những từ ngữ khó, nghe hiểu các câu đơn, câu ghép, câu phức và khả năng xử lý các tình huống theo 2, 3 yêu cầu trở lên. Ngoài ra, học sinh cũng học sử dụng các câu nói lễ phép và các quy tắc ứng xử, nói năng phù hợp với giá trị cội nguồn người Việt Nam như kính trên nhường dưới, kính lão đắc thọ, đi thưa về trình…Trong các buổi học đọc, kể chuyện, trẻ được khuyến khích đọc sách báo bằng tranh vẽ và kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng của mình trước lớp nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo và sử dụng ngôn ngữ của mình trước đông người.

Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội

Với chương trình đào tạo tập trung phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội dành cho lứa tuổi từ 4-5 tuổi, học sinh học cách nhường nhịn, hợp tác với các bạn trong lớp để cùng thực hiện một bài tập chung, phân biệt hành vi đúng sai và thể hiện quan điểm, tâm tư, nguyện vọng của mình với những người xung quanh trên nền tảng hoà nhã và yêu thương.

Giáo dục phát triển thẫm mĩ

Học sinh nghe, cảm nhận và thể hiện cảm xúc của mình khi thưởng thức một bài hát, một giai điệu và học cách hát các đúng giai điệu bài hát. Các tiết học cảm thụ âm nhạc được truyền tải thông qua các bộ gõ, nhịp, phách và nhảy múa tự do. Ngoài ra, học sinh tiếp xúc với nghệ thuật thông qua các môn học hội hoạ, đóng vai hoặc cắn dán thủ công theo ý thích và tư duy cá nhân nhằm khuyến khích sử dụng bán cầu não sáng tạo.