Mục tiêu giáo dục
Áp dụng hiệu quả Chương trình đào tạo dành cho trẻ từ 3-4 tuổi dựa theo định hướng của Chương trình khung chuẩn Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam, Mầm non Đông Dương luôn nỗ lực giúp trẻ phát triển toàn diện theo 5 mục tiêu lớn:
- Phát triển thể chất
- Phát triển nhận thức
- Phát triển ngôn ngữ
- Phát triển tình cảm, khả năng xã hội
- Phát triển thẩm mĩ
Chế độ sinh hoạt chung
Phân bổ thời gian trong chế độ sinh hoạt chung được đặc biệt chú trọng để đảm bảo sự phát triển tối ưu về thể chất, tinh thần, chiều cao, cân nặng của trẻ. Tại Mầm non Đông Dương, chế độ sinh hoạt chung được nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo Việt Nam sự tư vấn phát triển của các chuyên gia giáo dục.
THỜI GIAN | Áp Dụng từ Thứ 2 đến Thứ 6 |
6h30-7h30 | Đón trẻ – Thể dục sáng – Điểm danh |
7h30-8h10 | Ăn sáng – Uống sữa |
8h10-8h45 | HOẠT ĐỘNG HỌC( Nhóm 1)Hoạt động ngoài trời( Nhóm 2) |
8h45-9h20 | HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI( Nhóm 1)Hoạt động học( nhóm 2) |
9h20-10h20 | HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI |
10h20-10h35 | Thu dọn góc chơi |
10h35-12h00 | VỆ SINH –ĂN TRƯA |
12h00-14h00 | NGỦ TRƯA |
14h00-15h00 | Vệ sinh – ăn xế |
15h00-16h00 | HOẠT ĐỘNG CHIẾU |
16h00-17h00 | TRẢ TRẺ |
Giáo dục phát triển thể chất
1. Phát triển vận động
Trẻ được tham gia các bài tập vận động thể dục thể thao trẻ như bò, trườn, hít thở, đi kiễng gót, bật xa… phù hợp với lứa tuổi nhằm mục đích rèn luyện để phát triển các nhóm cơ và hô hấp, vận động cơ bản và tạo thói quen giữ gìn sức khoẻ tốt cho Ngoài ra, trẻ được hướng dẫn và học tập để có thể sử dụng một số đồ dùng trong nhà một cách an toàn.
Khối lớp mầm Bé khối lớp lá
2. Phát triển dinh dưỡng và sức khoẻ
Tại Mầm non Đông Dương, qua tiếp xúc những môn học thực tế, học sinh học được cách phân biệt những món ăn thường ngày, đồng thời các em nhận thức những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ và được khuyến khích sử dụng những thực phẩm này thông qua mỗi bữa ăn ở trường. Tại thời điểm này, các em cũng học được cách tự làm vệ sinh cá nhân như rửa mặt, đánh răng và nhận biết một số dấu hiệu khi ốm.
Giáo dục phát triển nhận thức
1. Khám phá khoa học
Nhằm giúp trẻ phát triển tối ưu về nhận thức, thông qua các bộ môn khoa học phân tích các bộ phận trên cơ thể người, trẻ được giải thích và phân biệt các giác quan trên cơ thể người. Trong các môn học này, các em học sinh cũng tập làm quen với các phương tiện giao thông và những công dụng của các phương tiện này. Các buổi học sinh động giúp trẻ trực tiếp cảm nhận các hiện tượng thiên nhiên xung quanh mình, cỏ cây và động vật nhỏ nhằm mang lại cảm giác thích thú và cũng tăng thêm sự liên kết của học sinh với môi trường.

2. Làm quen với các khái niệm cơ bản về Toán
Trẻ bắt đầu làm quen với Toán học thông qua các bài học đếm cơ bản từ 1-5, các bài tập so sánh kích thước lớn nhỏ giữa hai đồ vật, nhận biết các hình dạng tròn, vuông, tam giác… đồng thời học sinh quen thuộc với các khái niệm trên, dưới, bên trong và trái phải.
3. Khám phá xã hội
Mỗi học sinh sẽ nhận thức tên, giới tính và đặc điểm riêng biệt của bản thân, đồng thời các em học được các kĩ năng khi đi lạc, biết rõ tên bố mẹ, nghề nghiệp của những người thân xung quanh. Thông qua các trò chơi về nghề nghiệp, học sinh biết một số nghề cơ bản và vai trò của các nghề trong xã hội. Đây cũng là tiền đề để Phụ huynh định hướng và phát triển mục tiêu cuộc đời và mục tiêu nghề nghiệp của các em sau này.
Giáo dục phát triển ngôn ngữ
Kĩ năng nghe, nói của học sinh từ 3-4 tuổi được hoàn thiện dần từ việc hiểu và trả lời những câu hỏi đơn giản thường ngày, nghe hiểu những truyện kể phù hợp với lứa tuổi đồng thời trẻ được luyện tập mỗi ngày để cải thiện phát âm Tiếng Việt của mình. Học sinh theo học tại Mầm non Đông Dương cũng được tập thói quen đọc sách đúng chiều, cầm mở sách đúng cách, lồng ghép các quyển sách về giao thông, những ký hiệu cơ bản thường gặp trong đời sống như lối thoát hiểm, nơi nguy hiểm, biển báo giao thông…

Giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
Trẻ học thể hiện cảm xúc thích, không thích và nhận biết một số cảm xúc cơ bản như sợ hãi, tức giận, buồn, vui thể hiện trên nét mặt thông qua các hoạt động đóng vai theo lời dẫn của cô. Trong suốt quá trình sinh hoạt tại lớp, trẻ học được cách tôn trọng các quy định chung của lớp, của trường, học cách xếp hàng, chờ đợi và ứng xử hoà nhã với các bạn trong lớp, biết cảm ơn, nhận lỗi và sửa lỗi.

Giáo dục phát triển thẩm mĩ
Nhờ vào các tiết học âm nhạc, mỹ thuật, học sinh học cảm nhận các giai điệu thông qua việc vận động tự do không theo khuôn mẫu theo các tiết tấu âm nhạc khác nhau, thể hiện cảm xúc khi nghe một ca khúc, một điều nhạc đồng thời phát triển gu thẫm mĩ và năng khiếu, sở thích cá nhân qua các tác phẩm nghệ thuật handmade, cắt dán và tô màu dễ thương của mình.