Thông tin cha mẹ cần biết khi cho trẻ ăn hải sản
Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như Omega 3, canxi, vitamin A…, cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Hải sản mang lại nguồn dưỡng chất cao nhưng nếu cha mẹ không biết thì có thể mang lại nguy hiểm cho trẻ khi sử dụng.
Cha mẹ hãy cùng trường mầm non Đông Dương tham khảo ngay những thông tin từ A-Z về hải sản để mang lại nguồn chất tốt nhất cho trẻ:
Độ tuổi có thể cho trẻ ăn hải sản
Độ tuổi tốt nhất để cho trẻ ăn hải đó là từ 7 tháng tuổi trở lên. Ở độ tuổi 7 tháng trẻ bắt đầu bước vào chế độ ăn dặm và cũng là thời gian trẻ bắt được được trải nghiệm các loại thực phẩm khác nhau. Không phải trẻ nào cũng có thể thích ứng với hải sản nên khi cho trẻ ăn hải sản, cha mẹ cần đặc biệt quan sát trẻ xem có dấu hiệu bất thường nào xảy ra không để có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế gần nhất.
Các loại hải sản tốt cho trẻ
Hải sản mang lại nguồn dưỡng chất cao cho sự phát triển của trẻ. Các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ…) mang đến hàm lượng omega 3 cao, tốt cho mắt và sự phát triển não bộ của trẻ. Cua là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin B, các khoáng chất và hàm lượng protein cao nên cho trẻ ăn cua sẽ giúp trẻ phát triển tốt cả về trí não lẫn thể chất. Tôm và các loại hải sản có vỏ như nghêu, sò… chứa nhiều kẽm và canxi, đặc biệt tốt cho sự phát triển xương của trẻ.
Khối lượng hải sản theo độ tuổi
Lượng hải sản trẻ ăn sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và cơ địa của trẻ.
Đối với trẻ từ 7 tháng 1 tuổi thì cha mẹ nên cho trẻ ăn từ 20 – 30 gam/ lần nấu chín và ăn từ 3-4 bữa/ tuần.
Trẻ từ 1 – 3 tuổi thì hàm lượng hải sản từ 30-40 gam/lần và có thể ăn 7 bữa/ tuần.
Đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên thì có thể ăn từ 1-2 bữa/ ngày với hàm lượng 50-60 gam/ bữa.
Cách chế biến hải sản cho trẻ
Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn chưa được tốt như của người lớn nên ở độ tuổi của trẻ, cha mẹ chỉ nên cho trẻ ăn hải sản đã được nấu chín. Có thể sử dụng hải sản để nấu cháo, làm soup hay cho trẻ ăn không (nhưng phải được luộc chín).
Cách chọn hải sản tươi ngon
Chọn hải sản cho trẻ, cha mẹ nên chọn những thực phẩm tươi, ngon và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Một vài mẹo vặt cha mẹ có thể tham khảo khi chọn hải sản:
– Cá: cha mẹ chọn cá cớ mắt trong suốt, toàn thân sáng bóng là tươi ngon.
– Tôm: cha mẹ nên chọn tôm có vỏ và thịt gắn liền nhau, thân tôm nguyên vẹn, sáng bóng và có tính đàn hồi.
– Cua, ngao: chọn cua, ngao có vỏ ngoài sáng, thân chắc.
Lưu ý khi cho trẻ ăn hải sản
Khi cho trẻ ăn hải sản, cha mẹ cần lưu ý những điều sau để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra:
– Không cho trẻ ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản vì như vậy sẽ cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng của các loại hải sản mà trẻ vừa ăn.
– Nếu cha hoặc mẹ từng dị ứng với hải sản thì cha mẹ nên cân nhắc về việc cho trẻ ăn từ 7 tháng tuổi. Cha mẹ có thể đợi trẻ lớn hơn và cho trẻ ăn với khối lượng nhỏ để kiểm tra thử.
– Không cho trẻ ăn các loại hải sản đã qua chiên dầu vì hải sản sẽ mất đi dưỡng chất và sản sinh ra peroxit lipid không tốt cho sức khỏe.
– Cha mẹ không nên chọn các thực phẩm như cá mập, cá kình, cá thu lớn…cho trẻ ăn, bởi những loại thực phẩm này chứa hàm lượng thủy nhân cao.