Tất tần tật về chứng mề đay và mẩn ngứa ở trẻ
Mùa xuân là lúc trời đất giao thoa, thời tiết thay đổi, dễ dàng bùng nổ các bệnh về da ở trẻ như chứng nổi mề đay và mẩn ngứa.
Vậy làm sao để nhận biết cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh nổi mề đay và mẩn ngứa? Cùng trường Mầm non Đông Dương tham khảo ngay thông tin bên dưới:
Chứng mề đay ở trẻ
Mề đay hay còn gọi là mày đay, là một dạng viêm da ở trẻ.
Biểu hiện:
Chứng mề đay thông thường: xuất hiện với các nốt ban màu hồng và ngứa, những nốt ban có thể lặng chỗ này rồi nổi chỗ khác.
Chứng nổi mề đay còn có các biểu hiện như phù mạch (nổi ban đột ngột làm sung to 1 vùng mí mắt, môi, vùng sinh dục ngoài), phù lưỡi, thanh quản gây suy hô hấp, da vẽ nổi (tên gọi khác là mề đay già, dùng một vật đầu tù miết nhẹ lên da bé, da sẽ nổi lên một vệt gồ màu hồng).
Nguyên nhân:
Đối với chứng mề đay thông thường: Có thể do bé bị dị ứng thức ăn (như trứng, cá, cua, tôm, sò, sữa…) hoặc 1 số chất tạo màu, chất bảo quản trong thực phẩm.
Cách điều trị:
Khi trẻ bị nổi mề đay, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhạt (lạt), không tự ý mua thuốc mát gan, thuốc bôi cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ, tránh cho trẻ tiếp xúc với các thực phẩm dị ứng và đưa trẻ đế bệnh viện để được khám chữa kịp thời.
Chứng mẩn ngứa ở trẻ
Mẩn ngứa là bệnh viêm da thường thấy ở trẻ.
Biểu hiện:
Trẻ bị mẩn ngứa sẽ bị ngứa 2 má trước tiên, sau đó có thể lan sang các bộ phận khác. Các nốt mẩn ngứa như hạt gạo và có nước bên trong, các mụn nước này sẽ chảy nước vàng và đóng vảy.
Nguyên nhân:
bệnh mẩn ngứa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như do di truyền, cơ cơ địa dễ dị ứng, béo phì, thời tiết thay đổi. độ tuổi dễ mắc nhất là từ 2 tháng tuổi đến 2 tuổi.
Điều trị:
Cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viên để được các bác sĩ khám và cho toa thuốc.
Ngoài ra, cha mẹ không nên sử dụng xà phòng để tắm và vệ sinh cho trẻ vì có thể làm cho vết mẩn ngứa nặng hơn. Cha mẹ cũng tránh mặc áo len, mặc quần áo quá chật hoặc lười vệ sinh da cho bé.
Cha mẹ không tự ý cho bé sử dụng dụng mà không có sự cho phép của bác sĩ. Tránh cho trẻ ăn các thực phẩm dễ dị ứng, mỡ động vật, cho trẻ ăn nhạt (lạt) .
Cha mẹ cũng cần tránh cho trẻ tiếp xúc với nắng gắt hoặc do mạnh, tránh để trẻ gãi lên các vết ngứa, mụn nước.