Sai lầm của mẹ khiến trẻ bị táo bón khi ăn dặm
Từ 6 tháng là giai đoạn mà rất nhiều cha mẹ bắt đầu cho trẻ ăn dặm bên cạnh việc bú sữa mẹ hàng ngày. Giai đoạn này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu, thay vì chú ý đến việc lựa chọn và kết hợp nguyên liệu, lên thực đơn ăn dặm cho trẻ để đảm bảo cho trẻ luôn khỏe mạnh thì nhiều cha mẹ lại mắc sai lầm trong việc lên thực đơn ăn dặm khiến cho trẻ bị táo bón.
Quá nhiều chất đạm trong khẩu phần ăn
Rất nhiều cha mẹ nghĩ rằng việc bổ sung thật nhiều chất đạm từ những nguyên liệu như thịt, gà, cá, trứng, sữa, phô mai…khi trẻ bắt đầu ăn dặm sẽ giúp trẻ cao lớn, khỏe mạnh và thông minh. Việc ăn nhiều chất đạm sẽ khiến trẻ cảm thấy khó tiêu, táo bón, gan phải hoạt động hết công suất để thải độc và khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm thì trọng lượng chất đạm trẻ cần mỗi ngày chỉ là 13g là đã đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Không có rau xanh trong thực đơn hàng ngày
Sai lầm khi cho trẻ ăn dặm của các cha mẹ là chỉ chú trọng vào việc cung cấp chất đạm, chất béo mà bỏ qua việc cung cấp rau xanh, trái cây cho trẻ. Rau xanh và trái cây cung cấp nguồn chất xơ cần thiết giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, thiếu rau xanh và trái cây dễ làm trẻ bị táo bón, khó tiêu cũng nhưng làm hệ tiêu hóa của trẻ “quá tải” trong việc tiêu hóa các thức ăn chứa quá nhiều chất đạm. béo.
Kết hợp đồ ăn chưa khoa học
Rất nhiều cha mẹ vẫn giữ nguyên chế độ ăn trước đó khi cho trẻ ăn dặm, không chú ý đến việc kết hợp thực đơn, tìm hiểu các nguyên liệu “kỵ nhau” dẫn đến trẻ bị rối loại tiêu hóa. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm nghĩa là cha mẹ phải tính toán lại khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ để đảm bảo trẻ không bị “bội thực”. Cha mẹ nên tính toán lại số lượng trẻ sẽ uống khi bắt đầu ăn dặm so với trước kia để đảm bảo trẻ không bị dư thừa hoặc thiếu, bên cạnh đó nếu cho trẻ uống sữa bột bên ngoài thì cha mẹ cũng chú ý số lượng sữa bột sẽ pha, nên tăng từ từ, từ ít đến nhiều dần để trẻ thích ứng kịp thời.