Nguyên nhân khiến trẻ tăng cân chậm
Nuôi coi cực khổ bao tháng ngày nhưng con lại không tăng cân như cha mẹ mong muốn. Làm cha mẹ rơi vào tình huống trên thì ai cũng cảm thấy lo lắng phải không nào? Đã bao giờ cha mẹ tự hỏi, tại sao trẻ ăn nhiều như vậy, chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất mà trẻ vẫn tăng cân rất chậm không?
Tham khảo ngay những nguyên nhân bên dưới:
Cho trẻ đi tắm ngay sau khi ăn
Thông thường khi cho trẻ ăn xong từ 1-2 giờ cha mẹ mới nên cho trẻ đi tắm. Cho trẻ đi tắm ngay sau khi ăn có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, trao đổi chất ở trẻ và làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng khiến trẻ khó tăng cân. Ở một số trẻ, đi tắm ngay sau khi ăn còn làm trẻ bị táo bón, khó tiêu hay đầy hơi.
Thời gian giữa các bữa ăn quá lâu
Thời gian giữa các bữa ăn quá lâu cũng ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hấp thu ở trẻ. Cha mẹ nên đan xen giữa các bữa ăn chính bằng các bữa ăn phụ để trẻ không rơi vào tình trạng quá đói hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đối với các bữa ăn phụ thì cha mẹ có thể cho trẻ ăn trái cây, sữa chua hoặc các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.
Uống nước, uống sữa trước bữa ăn
Uống nước trước bữa ăn sẽ làm cho dạ dày trẻ cảm thấy đầy và ăn ít hơn, điều này hoàn toàn không tốt nếu cha mẹ đang có kế hoạch tăng cân cho trẻ. Trước khi đến bữa ăn của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ uống nước, uống sữa hay ăn vặt, vì như vậy sẽ làm trẻ chán ăn, đầy bụng và giảm lượng thực phẩm cần phải bổ sung trong bữa chính.
Không tẩy giun cho trẻ
Theo khuyến cáo của bác sĩ thì nên tẩy giun từ 1-2 lần/năm để đảm bảo chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ không bị giun hấp thụ hết. Cha mẹ cũng lưu ý là khi cho trẻ uống thuốc giun thì cần có sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và số lần uống để tránh những hậu quả đáng tiếc.
Yếu tố di truyền
Di truyền cũng là một trong những yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sự tăng cân của trẻ. Nếu về phía cha, mẹ mà có người có vóc dáng nhỏ, gầy thì rất có thể trẻ cũng bị ảnh hưởng di truyền.
Ăn quá nhiều chất xơ
Các chất xơ có nhiều trong mì ống, gạo lức, rau củ…nên khi lên thực đơn cho trẻ, cha mẹ nên cân bằng các chất trên, tránh trường hợp cho trẻ ăn quá nhiều chất xơ, làm giảm khả năng ăn các chất khác và làm cơ thể không được cân bằng đủ dưỡng chất để phát triển.