Mẹ cần làm gì khi bé bị cúm – cảm lạnh
Việc bé bị cúm, cảm lạnh dù mẹ đã chăm rất khéo và kỹ là điều hoàn toàn bình thường. Bé sẽ khỏi nhanh và không gặp biến chứng nguy hiểm nếu mẹ có hướng xử lý kịp thời.
Việc bé bị cúm, cảm lạnh dù mẹ đã chăm rất khéo và kỹ là điều hoàn toàn bình thường. Bé sẽ khỏi nhanh và không gặp biến chứng nguy hiểm nếu mẹ có hướng xử lý kịp thời.
Nhỏ mắt, mũi thường xuyên cho bé
Mẹ nào chăm con nhỏ cũng quá quen thuộc với dung dịch nước muối sinh lý (0.09%) có thể vừa nhỏ mắt, vừa nhỏ mũi cho bé. Dung dịch nước muối này khá lành tính, có tác dụng diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mắt, viêm mũi dị ứng, cảm cúm. Nếu nước mũi bé đặc, bị sổ mũi nặng, mẹ kiên trì hút mũi, rửa mũi cho bé thường xuyên và liên tục.
Đảm bảo trẻ được nghỉ ngơi tuyệt đối
Khi bé khó chịu trong người, bé sẽ ít ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí quấy khóc. Mẹ có thể bế ẵm bé, ru bé một lúc, hoặc mát xa cho bé dễ chịu hơn.
Dùng máy tạo ẩm trong nhà
Mùa đông, thời tiết khá lạnh và hanh khô, càng khiến bé bị khó thở, ngạt mũi, viêm mũi dị ứng . Việc dùng máy tạo ẩm trong nhà sẽ khiến ẩm độ tăng lên, giảm cơn ho của bé, thông mũi và giúp hệ hô hấp làm việc dễ dàng hơn.
Cho bé uống nhiều nước
Khi bé ốm, cơ thể dễ mất nước, đặc biệt trường hợp bị sốt và tiêu chảy. Trẻ bị mất nước cơ thể sẽ không có đủ lượng nước cần thiết, dẫn đến đi tiểu ít, nước tiểu vàng, thận phải làm việc nhiều, khô da, cáu gắt. Nếu để bị mất nước lâu, có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, cho bé uống nhiều nước là điều mẹ cần ghi nhớ.
Làm cho bé vui
Nếu bé không bị sốt, mẹ nên ôm bé vào lòng, có thể hát hoặc kể chuyện cho bé nghe, để bé quên rằng mình đang bị mệt. Nếu bé bị sốt thì mẹ không nên ủ ấm bé quá dù đang là mùa đông. Chỉ nên đắp khăn ấm lên cổ, bẹn, trán để giúp bé hạ nhiệt và dễ chịu hơn. Mẹ có thể tạo hứng thú cho bé bằng một vài trò chơi đơn giản như làm mặt xấu, chơi ú òa, bắt chước tiếng kêu của các con vật, khi bé cười và tinh thần sảng khoái sẽ khỏi bệnh mau hơn.
Biết khi nào cần đưa đến bệnh viện
Thông thường bệnh cúm sẽ tự khỏi mà không gây nguy hiểm gì. Tuy nhiên một số trường hợp vẫn gây biến chứng mẹ cần đặc biệt lưu ý. Cần đưa bé đến bệnh viện nếu thấy bé kéo tai, ngứa tai (khả năng bé mắc các bệnh viêm tai), bé thở khò khè, thở khó khăn (khả năng bé bị các bệnh về đường hô hấp), bị tiêu chảy hoặc nôn trớ nhiều lần (khả năng bé bị mất nước). Nếu bé quấy khóc, khóc to không dứt cũng cần đưa bé đến bệnh viện ngay để các bác sỹ khám và điều trị kịp thời.
Bé cũng cần được đến bác sỹ khám nếu sốt trên 38°C (đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi) , 38.3°C (đối với trẻ từ 3-6 tháng tuổi), 39.4°C (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi).