6 ĐỐI TƯỢNG TUYỆT ĐỐI KHÔNG CHO TIẾP XÚC VỚI TRẺ
NGƯỜI MỌC MỤN NƯỚC
Rất có khả năng người đó bị nhiễm virus herpes, virus này có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt lứa tuổi từ 1 – 4 tuổi. Sau 2 tuổi là thời điểm dễ phát bệnh nhất.
Khi trẻ bị nhiễm Herpes thường có triệu chứng như khó thở, bú kém, co giật, chậm phát triển, suy gan, não và hệ thần kinh bị tổn thương.
NGƯỜI BỊ TIÊU CHẢY
Mặc dù đây là bệnh lây đường ruột, nhưng vi khuẩn gây bệnh lại xâm nhập thông qua khoang miệng. Khi hôn trẻ vi khuẩn này sẽ xâm nhập và lây bệnh cho trẻ. Người mẹ khi hôn con họặc dùng lưỡi thử độ nóng lạnh của thức ăn trước khi cho con ăn cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.
NGƯỜI HAY TRANG ĐIỂM
Phần lớn các mỹ phẩm đều có chứa chì hay thủy ngân, đây là những chất cức độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này tích lũy lâu trong nội tạng đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ, kém thông minh; thường mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, da tái do thiếu máu, thường có những cơn đau bụng cấp (đau bụng chì)… thì rất có thể đó là dấu hiệu của ngộ độc chì.
NGƯỜI BỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY
Bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Các chuyên gia cho biết có rất nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP: qua đường “miệng – miệng”; “dạ dày – miệng”. Nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm HP. Nếu như người bị nhiễm bệnh mà vô tình hôn trẻ hay dùng chung đồ với trẻ sẽ rất dễ khiến trẻ mắc bệnh.
NGƯỜI BỊ BỆNH RĂNG MIỆNG
Những người bị mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… thì tuyệt đối không nên hôn trẻ.
NGƯỜI BỊ CẢM CÚM
Vì khả năng miễn dịch của trẻ còn yếu, sức đề kháng kém nên việc tiếp xúc với người bị cảm, ốm, sốt là vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể bị nhiễm vi-rút cúm, thậm chí dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, hoặc viêm não, viêm cơ tim.