10 Kỹ năng sống cho Trẻ – Bố Mẹ dạy Bé mùa dịch

10 Kỹ năng sống cho Trẻ – Bố Mẹ dạy Bé mùa dịch

Với tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Hiện tại các Bé chưa được đến lớp. Hiểu được tâm lý của Phụ Huynh và bé sẽ cảm thấy không biết dạy cho con những gì, hay cho con chơi trò chơi nào để các con không cảm thấy nhàm chán và buồn?

Mầm non Đông Dương xin chia sẻ đến quý Phụ Huynh một số kiến thức về các kỹ năng sống cho trẻ. Qua đó các Bố Mẹ tận dụng thời gian mùa dịch hướng dẫn các Bé học tập các kỹ năng cần thiết này. Để các con có thể hiểu và ý thức được nội dung của các kỹ năng các Bố Mẹ nên dạy Con bằng câu chuyện hay trò chơi để khuyến kích các Con thực hành và ghi nhớ ngay.

10 Kỹ năng sống cho Trẻ

Kỹ năng tự ăn

Có câu nói “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, nghĩa là việc ăn nên được học đầu tiên. Cha mẹ nên dạy con học cách tự ăn ngay từ lúc nhỏ. Điều này sẽ giúp trẻ từng bước tự lập hơn.

Khi trẻ đã có thể ngồi vững và biết cách cầm nắm đồ vật, những việc bé cần học sẽ là: thứ nên và không nên ăn, cách tự xúc thức ăn… Mọi việc có thể không dễ dàng với trẻ nhỏ vào lúc ban đầu. Từ khoảng 3 đến 4 tuổi, trẻ mới có thể ngồi ăn vững, lấy cốc nước… mà không có sự hỗ trợ bên cạnh. Nếu các bé đi nhà trẻ thì những kỹ năng này sẽ được chỉ dẫn nhiều hơn.

Dạy trẻ tự ăn
Dạy Bé tự ăn

Kỹ năng ứng xử

Học nói, học ứng xử được xem là kỹ năng học cần thiết thứ 2 cho trẻ. Hầu hết các bé đều ứng xử theo bản năng, hoặc qua việc quan sát mọi thứ xung quanh.

Đối với trẻ nhỏ, các cấp độ giao tiếp của trẻ phát triển dần theo độ tuổi. Ngay từ khi trẻ chào đời, các con giao tiếp bằng mắt, qua các cử động của chân, tay, đặc biệt là qua tiếng khóc, nụ cười… Lên 3 tuổi, trẻ bắt đầu sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thể hiện thái độ, cảm xúc thông qua giao tiếp phi ngôn ngữ như ngôn ngữ cơ thể, ánh mắt, nét mặt… 

Vì vậy, nếu không được dạy cách ứng xử đúng, bé dễ dàng học theo những lối hư, tật xấu. Dạy con biết cách ứng xử trong độ tuổi này sẽ giúp trẻ tạo thiện cảm tốt với mọi người xung quanh.

Dạy Bé cách cám ơn
Dạy Bé cách cám ơn

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân

Trẻ mầm non hoàn toàn có thể tự làm một số việc mà không cần hỗ trợ từ người khác, chẳng hạn như: đánh răng, đi giày, lấy thức ăn và đồ uống, đội mũ khi ra ngoài…

Điều các bậc cha mẹ cần làm là hướng dẫn bé cách tự thực hiện những điều này. Và nhớ khen thưởng con mình khi thực hiện tốt. Dần dần, trẻ nhỏ sẽ tự biết cách tự lập, tự chăm sóc bản thân khi không có cha mẹ bên cạnh. Đặc biệt, tạo sự an tâm lớn khi cho trẻ đi chơi xa cùng trường, lớp.

Dạy trẻ tự lập cũng là dạy trẻ cách trưởng thành trong cuộc sống. Hãy cho trẻ biết bản thân có thể làm gì ngay từ khi còn nhỏ. Sau này, khi lớn lên, bé sẽ phải tự đối mặt với muôn vàn khó khăn khác trong cuộc sống. Vì thế, cha mẹ đừng nên bảo bọc con mình quá mức nhé!

Dạy trẻ kỹ năng sắp xếp đồ đạc ngăn nắp

Đây cũng được xem là một trong những kỹ năng sống quan trọng cho trẻ mầm non. Học cách sắp xếp đồ đạc ngăn nắp từ nhỏ hình thành thói quen chỉnh chu cho trẻ. Điều này giúp con không phải mất quá nhiều thời gian để đi tìm kiếm một món đồ. Và cũng có thể là không phải phụ thuộc vào sự trợ giúp của bố mẹ.

Dạy trẻ cách xếp đồ ngăn nắp
Dạy Bé cách xếp đồ ngăn nắp

Kỹ năng học hỏi

Trẻ mầm non thường hay tò mò và thích tìm hiểu những thứ xung quanh. Các bậc phụ huynh nên tạo môi trường thuận lợi để trẻ có thể phát huy và rèn luyện kỹ năng này.

Việc nên làm chính là mua sách cho trẻ tập đọc, tham gia các hoạt động vui chơi để trẻ được trải nghiệm mọi thứ… Bên cạnh đó, bạn hãy dạy con mình cách đặt câu hỏi (tại sao, cái gì) và tìm lời giải cho câu hỏi (làm như thế nào).

Kỹ năng nói thật

Thông thường, trẻ em không biết nói dối nhưng lại học điều này rất nhanh và dễ dàng. Thực tế, ai cũng đã từng nói dối. Việc này không xấu và cũng không gây hại cho ai với một số trường hợp, như nói dối để tự bảo vệ bản thân hay để người khác không lo lắng về tình trạng sức khỏe… Tuy nhiên, trẻ còn quá nhỏ để biết được khi nào nên làm như vậy.

Vì thế, cha mẹ nên khuyên con nói ra suy nghĩ của bản thân, khen ngợi khi trẻ dũng cảm thừa nhận bản thân phạm lỗi hay nói dối để hạn chế thói quen này ở bé.

Dạy trẻ cách vượt qua khó khăn

Có rất nhiều thứ trẻ có thể tự vượt qua được mà không cần người khác giúp đỡ. Nếu bạn tiến đến hỗ trợ ngay, trẻ sẽ có thói quen ỷ lại và khó tự lập sau này.

Bố mẹ có thể rèn luyện, dạy bé ngay tại nhà từ những hoạt động nhỏ nhất. Ví dụ như khi trẻ vấp ngã, hãy khuyến khích trẻ tự đứng lên. Nếu trẻ cãi nhau với bạn, đừng vội bênh vực con mà hãy tìm hiểu nguyên nhân, dạy trẻ nói ra suy nghĩ, cảm xúc và hỏi bé các cách để làm lành với bạn (giúp trẻ tự động não) rồi sau đó mới gợi ý cho trẻ cách làm đúng.

Hãy để con tự tìm cách giải quyết những vấn đề trước khi hỗ trợ, giúp con giải quyết chúng. Lúc này, dần hình tính độc lập trong con, buộc trẻ phải luôn nghĩ đến cách giải quyết trong mọi trường hợp.

Dạy trẻ cách vượt qua khó khăn
Dạy Trẻ cách vượt qua khó khăn

Dạy trẻ biết yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ

Nếu muốn con trở thành một người nhân hậu, giàu tình thương thì bạn nên dạy bé biết quan tâm và giúp đỡ người khác.

Để trẻ học được kỹ năng này, trước hết các bậc phụ huynh cần là tấm gương tốt để con noi theo.

Những việc bạn có thể dạy bé là: tự cho bát đĩa vào bồn rửa sau khi ăn xong, thu dọn đồ đạc giúp người lớn. Khi thấy người khác gặp vấn đề, hãy gợi ý cho trẻ giúp đỡ và chia sẻ khó khăn bằng nhiều cách.

Dạy Bé sự giúp đỡ
Dạy Bé sự giúp đỡ

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm

Trong xã hội phức tạp như hiện nay thì kỹ năng phòng tránh nguy hiểm là vô cùng cần thiết cho trẻ em. Bạn cần dạy trẻ không nên đi theo hay nhận bất kỳ vật gì từ người lạ, hoặc tránh xa những khu vực, con vật, đồ vật… có thể gây nguy hiểm.

Dạy trẻ kỹ năng trồng cây và chăm sóc động vật

Thiên nhiên chiếm vai trò quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của con người. Vì vậy, hãy dạy trẻ cách chăm sóc cây để có môi trường xanh tốt sau này. Trồng cây còn giúp con hiểu thêm về quá trình lớn lên của cây xanh. Và cũng như hiểu rõ về vai trò của chúng trong sự sống của con người.

Đồng thời, vật nuôi, động vật cũng gắn liền với cuộc sống chúng ta. Hãy giúp con học cách sống hoà hợp, chăm sóc và yêu thương chúng. Điều này giúp tăng sự yêu thương và san sẻ ngay từ nhỏ của trẻ.

Chăm sóc  động vật
Chăm sóc động vật

Mầm non Đông Dương – Nơi tương lai bắt đầu

Học tập sáng tạo – Rèn luyện chăm ngoan – Vui chơi lành mạnh – Nơi nuôi dưỡng, rèn luyện, phát huy và biến ước mơ của trẻ thành hiện thực

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *